Cùng so sánh gốm Chu Đậu và Bát Tràng có điểm gì khác biệt

Hiện nay, nước ta có nhiều sản phẩm gốm sứ, có thể kể ra như gốm Bát Tràng và gốm Chu Đậu là tiêu biểu nhất. Với mỗi loại, chúng đều có những nét riêng thu hút để thu hút người tiêu dùng.. Có được điều đó là nhờ vào vẻ đẹp bên ngoài hay ý nghĩa phong thủy bên trong…? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để biết cụ thể về vấn đề này nhé.

So sánh gốm Chu Đậu và Bát Tràng
So sánh gốm Chu Đậu và Bát Tràng

Gốm sứ luôn có khá nhiều điểm thú vị khiến cho khách hàng cảm thấy hài lòng. Nhất là khi được thể hiện dưới đôi bàn tay của các nghệ nhân thì lại càng tuyệt vời hơn. Chính vì thế mà dòng gốm lớn như Gốm Chu Đậu và gốm Bát Tràng thu hút đến vậy. Việc đi so sánh gốm Chu Đậu và Bát Tràng cũng chính là cách giúp cho chúng ta hiểu thêm về thương hiệu gốm nổi tiếng này. Cụ thể hơn nhé:

Gốm Bát Tràng có điểm gì?

Đây là dòng gốm nổi tiếng xuất hiện từ khá lâu tại Việt Nam. Nó luôn khắc họa những nét đẹp tự nhiên một cách nhẹ nhàng, sống động nhất, tất cả được thể hiện qua những điểm cơ bản như:

– Họa tiết trang trí: Xét về hình thức thì có kiểu trang trí chìm và nổi. Những họa tiết được khắc họa có thể là hình rồng, hình phượng, hình cánh sen, hình hoa, phong thủy… Những đường nét hoa văn được nổi lên một cách khá đẹp mắt. Nhất là dưới đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bát Tràng.

Dường như những họa tiết này còn được bay múa một cách sống động hơn. Những sản phẩm nổi bật của gốm Bát Tràng là bát, ấm chén, bát hương, đồ vật phong thủy, trang trí…

Bình tài lộc gốm Bát Tràng vẽ vàng cao cấp
Bình tài lộc gốm Bát Tràng vẽ vàng cao cấp

– Các dòng men sử dụng để làm gốm Bát Tràng: Hiện nay có 5 loại men tạo nên gốm Bát Tràng, đó là:

+ Men lam: men gốm kết hợp với gốc màu oxit coban. Những người thợ sẽ sử dụng loại men này cùng với bút lông và vẽ lên đồ gốm. Sau khi vẽ xong men lam thì người ta sẽ phủ lên trên một lớp màu bóng đảm bảo độ bền sau khi nung. Từ thế kỷ 14 loại men này được sử dụng tại Bát Tràng và cho đến thời điểm hiện tại nó vẫn không bị mất đi. Men có sắc độ từ xanh chỉ cho đến xanh thẫm.

+ Men nâu: Đây cũng là một trong số những men được sử dụng đầu tiên tại Bát Tràng. Màu sắc của men phụ thuộc khá nhiều vào xương gốm. Đây là men không quá bóng và bề mặt còn xuất hiện vết sần. Vì thế mà nhiều khi người ta phủ xong lại cạo đi lớp men để khiến cho sản phẩm trông mộc mạc hơn.

+ Men trắng: Khi sử dụng men để một thời gian rất có thể men sẽ chuyển sang màu ngà vàng. Sản phẩm trông sẽ bóng hơn khi đạt được nhiệt độ cao hoặc có thể chuyển sang màu đục, trắng sữa… Men trắng ngà luôn tạo nên một nét riêng biệt cho gốm Bát Tràng.

+ Men xanh rêu: Đây là men mà người ta vẫn sử dụng để vẽ mây hay tô điểm lên những mảng diềm. Không những thế dựa vào màu sắc thì còn được sử dụng ở nhiều vị trí khác nhau như chân đèn, chân lư hương… Có thể nói, men xanh rêu được sử dụng tô điểm ở một số mảng để tạo sự nổi bật. Khiến cho người xem thật sự ấn tượng với những vị trí sử dụng men này.

+ Men rạn: Thường những sản phẩm gốm cổ người ta mới sử dụng loại men này. Men được xuất hiện từ thế kỷ 16 và nó cò màu sắc ngà xám cùng các vết rạn chạy quanh. Ngoài ra men còn được sử dụng ở khá nhiều loại hình như ấm có nắp, đài thờ, cặp nghê… Cả những họa tiết nổi và chìm đều có thể sử dụng được nhé.

Sản phẩm gốm Bát Tràng được làm nên từ đôi bàn tay nghệ nhân
Sản phẩm gốm Bát Tràng được làm nên từ đôi bàn tay nghệ nhân

– Nét văn minh trên gốm Bát Tràng: Khi nói đến việc so sánh gốm Chu Đậu và Bát Tràng thì không thể không nhắc đến vấn đề này.  Nét văn minh ở đây được thể hiện qua việc khắc chìm họa tiết hay sử dụng men lam viết lên men trắng. Nhiều khi chính nét này đã nói cho chúng ta biết số năm hay quê quán nghệ nhân tạo ra sản phẩm.

Gốm Chu Đậu có những điểm gì đặc biệt

Còn nói đến gốm Chu Đậu thì sao? Có thể nói đây thực sự là loại gốm mang lại được những điểm thú vị, tuyệt vời cho bạn. Có khá nhiều nét thú vị mà chúng ta có thể kể đến như:

Nghệ nhân vẽ bình gốm Chu Đậu
Nghệ nhân vẽ bình gốm Chu Đậu

– Họa tiết hoa văn: Có khá nhiều họa tiết khác nhau được khắc họa trên gốm Chu Đậu. Những khai quật trong những năm từ 1986 – 1993 trước đây đã cho thấy đồ gốm Chu Ðậu được hình dáng thanh tao. Cùng với đó là hoa văn của sản phẩm mang đậm hình ảnh của đời sống nông thôn Việt Nam. Chẳng hạn như hình chim, tàu lá, hoa cúc, hoa sen…. hay cả những hình non bộ, hình tứ quý, hình rùa, cá…

Bình gốm Chu Đậu vẽ vàng cao cấp
Bình gốm Chu Đậu vẽ vàng cao cấp

Dường như tất cả cũng đều mang lại sự sinh động, hài hòa hơn cho sản phẩm này. Không những thế, hoa văn còn phản ánh khá nhiều về đời sống nông thôn Việt Nam. Hình thức khắc hoa văn có thể là khắc chìm hoặc khắc nổi.

– Men gốm: thời kỳ đỉnh cao nhất của đồ gốm Việt Nam chính là cuối thế kỷ 14. Đồng thời cũng có nhiều loại men và hoa văn gốm độc đáo khác nhau như men ngọc, men trắng, men lục, men nâu…  Và men ngọc thời Chu Ðậu khi được cầm trên tay bạn sẽ cảm thấy thấy nặng. Bên cạnh đó chất đất của chúng thô hơn, tiếng gõ cũng không thanh như men ngọc của người Trung Quốc. 

Trong đó thì các sản phẩm men trắng chàm và men tam thái được sử dụng nhiều hơn cả. Có được sự yêu mến, là nhờ những ưu điểm tuyệt vời của các sản phẩm này mang lại. Chúng cũng được chăm chút trong từng đường nét thiết kế nhỏ nhất cho sản phẩm. Khi vẻ đẹp của gốm Chu Đậu không khác gì men gốm nhà Thanh của Trung Quốc.

– Loại hình và kiểu dáng: về hình dạng thì các sản phẩm gốm Chu Đậu khá phong phú, đa dạng. Đó có thể là chiếc bát, tô, chén, đĩa, ấm chén, bát hương, đồ phong thủy… Các sản phẩm bình ấm ở thời Lý thường có vòi hình đầu rồng, hình Makara (thủy quái trong thần thoại Ấn Ðộ) , hình đầu chim, hình vòi voi, Garuda (chim thần của thần Vishnu – thuộc Ấn Ðộ giáo)…

Bình hút tài lộc gốm Chu Đậu cao cấp
Bình hút tài lộc gốm Chu Đậu cao cấp

Các sản phẩm bát đĩa ở đời Lý thường vẫn còn dấu  vết của con kê khá rõ ràng. Nhưng đồ gốm Chu Ðậu nhờ được tạo nên từ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nên dấu con kê không còn. Các sản phẩm gốm dưới thời Lý thường trơ đất mộc, trong khi đó đáy của đồ gốm Chu Ðậu thường được quét một lớp son. Chúng có màu nâu (đậm) và không phải là men. Mà nó chỉ là một lớp son được pha thêm màu nâu (rất mỏng) để nhằm mục đích bảo vệ đáy chén đĩa. Ðó cũng là những điểm để giúp ta có thể phân biệt đồ gốm nước ta và đồ gốm Trung Quốc. Khi các sản phẩm đồ gốm Trung Quốc thường không bao giờ quét son nâu, hay để trơ đất mộc,… 

Có thể nói, trong suốt nhiều năm tồn tại và phát triển của dòng gốm Chu Đậu. Các sản phẩm này dường như vẫn giữ cho mình nét truyền thống không thể lẫn lộn. Chúng vẫn là dòng men truyền thống trắng rạn cổ rất được người dùng ưa chuộng.

Để có thể so sánh gốm Chu Đậu và Bát Tràng thì quả thật rất khó. Riêng về chất lượng đã “một chín một mười” rồi đấy là còn chưa nói đến tính thẩm mỹ. Tuy nhiên xét về sự đa dạng thì gốm Bát Tràng nhiều chủng loại loại hơn. Nhưng gốm Chu Đậu lại mang đến nét đẹp sang trọng khó nói lên lời. Quả thật khó khăn trong việc lựa chọn đúng không nào?

>> Xem thêm: 

Gợi ý 99+ bình gốm Chu Đậu tặng Sếp lên chức – thăng chức ý nghĩa sang trọng

Lọ lục bình gốm Chu Đậu đặt đâu hợp phong thủy?

Khám phá nét đặc biệt bên trong bình âm dương gốm Chu Đậu

Tin Liên Quan